Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Ăn gì để con vẫn lớn mà mẹ không lo tăng cân

Các mẹ bầu thường muốn ăn đầy đủ chất cho con lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên các mẹ lại lo lắng rằng mình sẽ lên cân rất nhanh nên thường có những băn khoăn không dám ăn nhiều? Dưới đây húng tôi sẽ bày cách cho các bạn ăn mà không lo tăng cân nhé!

Mang thai tăng bao nhiêu cân là đủ?

Tăng cân khi mang thai vẫn luôn là nỗi lo ngại của không ít bà mẹ tương lai. Tăng cân ít thì sợ con không đủ lớn. Còn tăng cân nhiều đồng nghĩa với việc mẹ sẽ có một cơ thể “phì nhiêu” sau khi sinh, đó là chưa kể đến các bệnh lý thai kỳ xuất phát từ việc thai phụ thừa cân.


Để có một em bé khỏe mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:
Trẻ: 3.200g-3.600g.
Nhau thai: 500g-900g.
Dịch ối: 900g.
Sự phì đại tuyến vú: 500g.
Tử cung: 900g.
Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.
Mỡ cơ thể: 2.300g.
Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g.

Do đó, người mẹ nên tăng cân theo mức sau: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.

Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, quả chua…

Tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ đối diện với nguy cơ thai to dẫn đến sinh khó, phải mổ lấy thai ngoài ý muốn cũng như dễ mắc các bệnh tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Chưa kể đến những trường hợp mẹ tăng cân vượt chuẩn mà con sinh ra vẫn còi cọc. Vậy phải ăn như thế nào để con phát triển đủ cân, khỏe mạnh trong khi mẹ vẫn gọn gàng?


Ưu tiên đạm: Một chế độ ăn giàu đạm sẽ giúp bé phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu trong khi không khiến mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Chế độ ăn nghèo chất đạm sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu, thể trọng não nhẹ, số lượng tế bào não ít, ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của thai nhi. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, ăn thừa đạm sẽ làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể đấy mẹ nhé.
Ăn vừa đủ đường và tinh bột: Rất nhiều chị em có quan điểm sai lầm rằng khi mang thai phải ăn càng nhiều cơm càng tốt để con khỏe. Thực tế là cách này chỉ khiến mẹ nhanh tăng cân mà thôi. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần ăn 2-3 chén cơm, cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối. Buổi sáng, mẹ có thể thay cơm bằng bánh mì và sữa tươi tách béo.

Đa số chị em bầu có thói quen ăn nhiều hoa quả, điều này là tốt nếu bạn biết ăn vừa phải và chọn loại quả không quá nhiều đường sẽ khiến mẹ nhanh béo và dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Thay vào đó, nên chọn những trái cây nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ tốt cho sự phát triển của thai nhi mà còn có ích cho quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Bổ sung thêm gạo lức/ngũ cốc: So với gạo trắng, gạo lức/ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại thực phẩm này sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể thay thế một phần tinh bột bằng gạo lức hoặc các loại ngũ cốc và cũng có thể dùng chúng như bữa phụ hoặc món ăn vặt thay cho các loại bánh ngọt.
Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo: Tuy chưa có kết luận cụ thể nhưng nhiều mẹ đã từng mang thai và sinh con có nhận xét rằng uống sữa bầu sẽ khiến mẹ rất nhanh béo vì có hàm lượng đường cao. Các loại sữa ngọt nhiều còn có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy hoặc nghén nếu cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường có trong sữa. Thay vào đó, các mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, tách béo, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai,…

Một chế độ dinh dưỡng tốt khi mang thai cần đầy đủ và cân bằng các chất, vì vậy, dù với lý do nào đi nữa, mẹ cũng cần ăn đủ các nhóm thực phẩm đạm, đường, bột, béo và rau củ quả, trái cây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé nhé.

Nguyên tắc ăn uống để “vào con mà không vào mẹ”

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn. Ngày ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
Chia khẩu phần ăn thành 25% là protein ( thịt, cá, trứng,…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún,…) và 50% là rau củ.
Luôn cố gắng đa dạng hoá các loại thực phẩm. Dù bà bầu hay nghén một vài món nhất định, nhưng mình luôn cố găng nếu thèm chỉ ăn một ít, không ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kì mà thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm.
Hạn chế tối đa đồ ngọt (mình rất ít ăn bánh kẹo, tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, ngay cả trái cây cũng tránh ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường quá cao như dưa hấu, vải,… mà thay bằng dâu tây, việt quất, bưởi, cam,…)
Kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,… (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,…(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,…( vì chưa hàm lượng thuỷ ngân cao)
Chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống…), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,…) vì chứa nhiều vitamins, sắt, axit folic,… rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.
Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,…) mỗi ngày.
Một lưu ý đặc biệt là khi mang bầu, cơ thể cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó không nên kiêng tuyệt đối tinh bột như nhiều mẹ bầu vẫn làm. Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ và chọn nguồn tinh bột có lợi. Ví dụ mình hay chọn thay cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,… bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu,… để đảm bảo vừa cung cấp đủ ăng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo lên kí nhiều.
Nguyên tắc làm đẹp da để loại bỏ nám sạm khi mang bầu

Khi mang thai, phụ nữ thường đối mặt với các vấn đề da dẻ phổ biến như mụn, nám, sạm da, rạn da và da nhạy cảm, dễ kích ứng. Khi vừa có bầu, mình chú ý thấy da bắt đầu nhờn hơn do nội tiết thay đổi, vậy là mình bắt đầu vạch ra những nguyên tắc dưỡng da ngay:
– Để giảm nhờn, ngăn mụn cho da mặt: Mình chú ý giữ da sạch bằng cách rửa mặt theo phương pháp “double cleasing” (rửa mặt hai lần: lần đầu với dầu (có thể dùng dầu dừa, dầu olive), massage da nhẹ nhàng cho lấy sạch dầu thừa, bụi bẩn sâu trong da. Lần hai với sữa rửa mặt để lấy sạch lớp dầu. Cuối cùng là vỗ nước lạnh thật kĩ cho da sạch, se khít lỗ chân lông.
Hàng tuần mình tự xông mặt với tinh dầu tràm trà, đắp mặt nạ đất sét, mặt nạ trà xanh… để dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, mình cũng thường xuyên thay vỏ gối nằm, lau mặt gương điện thoại để giữ da mặt không tiếp xúc bụi bẩn, vi khuẩn.
Xem thêm:
– Để ngừa vấn đề mụn trên ngực, lưng mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải, mỗi tuần 2 lần mình ngâm bồn với muối hồng Himalaya và mật ong. Loại muối này sẽ giúp ngăn và trị mụn trên cơ thể. Tuy nhiên nên ngâm buổi sáng, ngâm với nước ấm vừa phải trong vòng 15-20 phút để tránh nhiễm lạnh cho mẹ bầu.
– Để ngăn ngừa nám, sạm da: mình luôn dùng kem chống nắng mỗi ngày vì nắng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình sạm, nám da do nội tiết thai kỳ trở nên trầm trọng hơn.
– Để ngừa rạn da: mình chăm chỉ bôi dầu chống rạn (các mẹ bầu có thể chọn bằng kem trị rạn, dầu dừa, dầu olive đều được) ngày 2 lần. Rạn da là do cơ địa, không loại kem nào có thể đảm bảo ngăn ngừa rạn. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên dùng để tăng độ ẩm, độ đàn hồi cho da thì nguy cơ rạn sẽ ít đi, nếu có rạn cũng giảm mức độ nghiêm trọng, giảm ngứa và khó chịu cho da nữa.

Da mẹ bầu thường nhạy cảm nên việc chọn sản phẩm chăm sóc da là rất quan trọng. Bên cạnh đó không thể quên yếu tố an toàn cho thai nhi. Do đó mình chủ trương dùng sản phẩm không chứa hoá chất gây hại, sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để không gây hại cho thai nhi và tránh bị dị ứng.
Chúc các bạn sẽ thực hiện được một chế độ ăn thật phù hợp nhất và không lo tăng cân nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét